#trithucnhanloai #thienvanhoc
Siêu Tân Tinh được tạo ra như thế nào? – Thiên Văn Học Tập 31 | Tri thức nhân loại
Siêu tân tinh (chữ Hán: 超新星) hay sao siêu mới (tiếng Latinh: supernova; viết tắt là SN hay SNe) là một sự kiện thiên văn học biến đổi tức thời xảy ra trong giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa sao ở các sao khối lượng lớn, mà một vụ nổ khổng lồ cuối cùng đánh dấu sự hủy diệt của sao. Sự kiện bất thình lình này tạo ra một ngôi sao sáng “mới”, trước khi dần phai mờ trong vòng vài tuần đến vài tháng.
Siêu tân tinh loại Ib Supernova 2008D trong thiên hà NGC 2770, được chiếu bằng tia X (trái) và ánh sáng khả kiến (phải). Hình ảnh NASA
Siêu tân tinh là sự kiện mãnh liệt hơn sự kiện sao mới (nova). Trong tiếng Latinh, nova có nghĩa là “mới”, mà trong thiên văn học đề cập đến sự xuất hiện tạm thời của một sao sáng mới. Tiền tố “super-siêu” phân biệt siêu tân tinh từ tân tinh thông thường, có độ sáng nhỏ hơn rất nhiều. Thuật ngữ supernova do Walter Baade và Fritz Zwicky đặt ra từ năm 1931.
Chỉ có ba siêu tân tinh xảy ra trong Ngân Hà được quan sát bằng mắt thường trong 1000 năm qua, mặc dù rất nhiều sự kiện ở các thiên hà khác nhau đã được quan sát bằng kính thiên văn. Lần quan sát trực tiếp siêu tân tinh thuộc Ngân Hà gần đây nhất đó là siêu tân tinh Kepler xảy ra năm 1604, tuy có thêm hai tàn tích siêu tân tinh xảy ra gần đây cũng được phát hiện. Dựa trên thống kê số lượng siêu tân tinh quan sát ở các thiên hà khác cho ước tính, trung bình, trong Ngân Hà có khoảng 3 sự kiện xảy ra ở mỗi thế kỷ và gần như sẽ quan sát được siêu tân tinh bằng các kính thiên văn hiện đại nếu chúng xảy ra trong Ngân Hà.
Siêu tân tinh phóng phần lớn vật chất từ ngôi sao phát nổ với vận tốc lên tới 30000 km/s hay bằng 10% tốc độ ánh sáng. Nó gây ra một làn sóng xung kích chuyển động nhanh lan tỏa vào môi trường liên sao xung quanh, đồng thời quét lên một lớp vỏ bao gồm bụi và khí đang mở rộng, hay chính là tàn tích siêu tân tinh như được quan sát. Siêu tân tinh tạo ra, tổng hợp và giải phóng lượng lớn các nguyên tố hóa học hình thành bởi các phản ứng tổng hợp hạt nhân. Nhờ vậy nó đóng vai trò quan trọng cho quá trình làm giàu môi trường liên sao bằng các nguyên tố có nguyên tử khối nặng hơn heli. Ngoài ra, sóng xung kích lan tỏa từ vụ nổ có thể kích hoạt sự hình thành các sao mới. Tàn tích siêu tân tinh được xem là một trong những nơi phát ra đa số các tia vũ trụ bắt nguồn từ Ngân Hà, nhưng chỉ mới tìm thấy một vài dấu hiệu chứng tỏ tia vũ trụ liên quan có liên quan trực tiếp đến tàn tích siêu tân tinh. Vụ nổ siêu tân tinh cũng là một nguồn phát sóng hấp dẫn tiềm năng để nghiên cứu trong tương lai.
************************************
Xin trân thành cảm ơn các thành viên “The Sun” dưới đây đã ủng hộ tài chính để kênh Tri Thức Nhân Loại có thể tiếp tục thực hiện các video về giáo dục, phục vụ cho cho người Việt Nam nói riêng, và cho tất cả những ai có nhu cầu học hỏi nói chung:
1/ Chủ kênh Youtube “Sài Gòn Tôi Yêu” (https://www.youtube.com/user/1303Bulldog)
************************************
Các video về Công Nghệ Thông Tin
Các video về Thiên Văn Học
Các video về Khoa Học Máy Tính
Các video về Điện & Điện Tử
Các video về chủ đề Hoạt Động Như Thế Nào
Các video giải thích về Hiện Tượng Tự Nhiên
Các video về Kiến Thức Tổng Hợp
Các video về Kiến Thức Y Học
Các video về Nguyên Tắc Thành Công
************************************
Giới thiệu sách hay nên đọc:
CÁC HÀNH TINH: https://shorten.asia/YqBfSNFY
******************************
Bản quyền thuộc kênh: Tri Thức Nhân Loại
Like our Facebook page::
https://www.facebook.com/TriThucVietNam/
Follow us on Twitter:
Tweets by LoaiTri
Follow us on Blogger
https://tri-thuc-nhan-loai.blogspot.com
Follow us on Tumblr
https://trithucnhanloai.tumblr.com/
Thiết kế hình ảnh: Cỏ Picture
https://www.facebook.com/copicture